Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp can thiệp trên 27 PXN thuộc 12 Trung tâm Y tế (TTYT) tuyến huyện và 12 bệnh viện tuyến tỉnh (BVTT) trên địa bàn Hải Dương về hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm theo Bộ tiêu chí đánh giá mức chất lượng PXN y học (Quyết định 2429/QĐ- BYT/2017). Các dữ liệu được phân tích trên phần mềm SPSS 26. Kết quả: Tỷ lệ % số điểm đạt trung bình sau can thiệp cao hơn ở nhóm BVTT với 71,75% và chỉ số hiệu quả (CSHQ) đạt 55,54%. Đối với các tiêu chí (*), (***) CSHQ ở nhóm TTYT tăng cao hơn BVTT với 146,55% và 123,10%. Kết quả xếp mức chất lượng trước can thiệp có 96,3% chưa xếp mức, 3,7% xếp mức 2. Sau can thiệp có 77,78% PXN được xếp đạt mức 2, 7,41% PXN được xếp đạt mức 3 và 14,81% chưa xếp mức. Kết luận: Hiệu quả nâng cao mức chất lượng của các PXN thuộc các CSYT công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn một số khó khăn nhất định. Kết quả này cho thấy bước đầu tính hiệu quả của các giải pháp can thiệp mà nhóm nghiên cứu tổ chức triển khai. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục thực hiện giám sát và triển khai thêm các giải pháp chuyên sâu để hỗ trợ nâng mức chất lượng cho các PXN trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!