Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp toàn bộ những nghiên cứu lâm sàng về các loại Corticoid xịt mũi điều trị VMDƯ, từ năm 2014 đến 2024, được đăng trên các cơ sở dữ liệu trực tuyến: Pubmed, Goggle Scholar, thư viện các trường Đại học Y Dược và tạp chí y học tại Việt Nam. Kết quả: Tổng cộng 305 nghiên cứu đã được tìm kiếm. Sau cùng, có 13 nghiên cứu phù hợp để đưa vào phân tích toàn văn và trích xuất ra các dữ liệu. Nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả điều trị đã được áp dụng như tổng điểm 4 triệu chứng tại mũi TNSS (Total Nasal Symptom Score), điểm 4 triệu chứng cơ năng riêng lẻ tại mũi, đánh giá trực quan về mức độ triệu chứng VAS (Visual Analogic Scale), tổng điểm 3 triệu chứng tại mắt TOSS (Total Orcular Symptom Score), đánh giá chất lượng cuộc sống RQLQ (Rhinoconjunctivitis Quality of Life Questionnaire), tình trạng quá phát cuốn mũi dưới, tình trạng dịch trong tại niêm mạc mũi, đo lực cản tại mũi, đo lưu lượng khí mũi, đo thông khí phối, lượng bạch cầu ái toan và tế bào Mast trong dịch mũi đều được cải thiện. Ngoài ra, nồng độ IgE, IgG huyết tương, test lẩy da, phản ứng phân hủy Matocyte không bị ảnh hưởng. Việc sử dụng thuốc kéo dài (1 năm) khi điều trị VMDU dai dẳng ở trẻ em không bị ảnh hưởng nồng độ Cortisol niệu, ảnh hướng đến mức độ tăng trưởng ngắn hạn và chưa có bằng chứng rõ ràng chứng minh thuốc có ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng dài hạn.Kết luận: Corticoid xịt mũi là phương pháp cải thiện tốt các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!