Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, can thiệp có đối chứng. Kết quả: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng về phòng ung thư cổ tử cung là 16,3%; tỷ lệ tiêm vacxin dự phòng HPV là 3,3%; tỷ lệ phụ nữ khám thai định kỳ đạt 49,2%; hiệu quả sau can thiệp thay đổi về kiến thức tăng 18,7%; hiệu quả thực hành tiêm chủng tăng 6,9%; hiệu quả thay đổi tiếp cận dịch vụ khám định kỳ tăng 12,3%. Để dự phòng ung thư cổ tử cung, cần thiết triển khai đồng bộ các giải pháp: tăng cường công tác truyền thông, tiêm chủng phòng chống ung thư cổ tử cung và mở rộng dịch vụ khám sàng lọc tại tuyến xã để người dân thuận tiện tiếp cận dịch vụ. Kết luận: Cần tăng cường các biện pháp cả về chuyên môn y tế và truyền thông để tăng cường phòng ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói riêng và phụ nữ nói chung.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!