Trầm cảm sau sinh và một số yếu tố liên quan ở bà mẹ có con đang điều trị tại đơn vị sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng

Tác giả: Phúc Anh
Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Mọi bà mẹ sau sinh đều có nguy cơ mắc trầm cảm trong năm đầu tiên sau sinh.

Phí Download:
Miễn phí

Nhưng trầm cảm sau sinh có thể nghiêm trọng hơn đáng kể ở những bà mẹ có trẻ sơ sinh đang điều trị, đặc biệt là những trẻ phải nằm trong phòng sơ sinh cấp cứu hồi sức tích cực (NICU). Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm theo thang đo của Edinburgh (EPDS) và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ở bà mẹ có con đang điều trị tại đơn vị Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 270 bà mẹ có trẻ sơ sinh đang điều trị từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023 tại Khoa Sơ sinh cấp cứu – Hồi sức tích cực và bệnh lý, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở bà mẹ sau sinh là 30,0%. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh bao gồm: kinh tế khó khăn, mẹ sống một mình, mẹ là người dân tộc thiểu số và thời điểm trẻ bị cách ly khỏi mẹ sau sinh >72 giờ để điều trị tại NICU, thời điểm bà mẹ được thăm trẻ tại NICU >72 giờ; thời điểm trẻ được ra với mẹ sau khi nằm NICU < 7 ngày, với p < 0,001 và độ tin cậy 95%. Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở bà mẹ có con đang điều trị tại đơn vị Sơ sinh là báo động, thời điểm ngắt kết nối giữa mẹ và con cũng như thời gian trẻ điều trị tại Hồi sức tích cực (NICU) đã làm tăng tỷ lệ trầm cảm sau sinh.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!