Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên người bệnh (NB) ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội trong năm 2023, mô tả đặc điểm tình trạng dinh dưỡng sử dụng công cụ PG-SGA. Kết quả: 170 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu, độ tuổi trung bình: 59,1±7,8. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) theo BMI của đối tượng nghiên cứu là 48,8%, trong đó ở nam cao hơn nữ (lần lượt là 51,9% và 39%). Theo phân loại chu vi vòng cánh tay, tỷ lệ nam giới có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn nữ giới (17,8% và 12,2%). Theo phân loại chu vi vòng bắp chân, tỷ lệ nữ giới có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn nam giới (90,2% và 85,3%). Tỷ lệ người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng vừa (PG-SGA B) là 62,4% và 33,5% người bệnh suy dinh dưỡng nặng (PG-SGA C). Hầu hết người bệnh (cả nam và nữ) cần hỗ trợ về dinh dưỡng, tỉ lệ cần can thiệp dinh dưỡng tích cực lên tới 82,9% ở cả 2 giới. Xét về các triệu chứng ảnh hưởng đến ăn uống, vấn đề thường gặp nhất là chán ăn (77,6%), tỉ lệ mệt mỏi và khô miệng là tương đương (lần lượt là 67,6% và 65,9%). Kết luận: Người bệnh ung thư phổi giai đoạn IV điều trị hóa chất có tỉ lệ bị suy dinh dưỡng cao theo công cụ PG-SGA trong quá trình điều trị nội trú và cần được tăng cường đánh giá, chăm sóc dinh dưỡng.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!