Sinh viên Y khoa là một cộng đồng có tỉ lệ mất ngủ cao, thay đổi theo nhiều nghiên cứu. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mất ngủ của sinh viên Y khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ sáu đang học tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, tỉ lệ mất ngủ được xác định bằng bộ câu hỏi ISI (Insomnia Severity Index). Kết quả: Trong 479 trường hợp được nghiên cứu. tỉ lệ mất ngủ là 64,3%. Thời gian ngủ trung bình của sinh viên là 6,64 giờ (± 1,38) và 91,4% sinh viên có tình trạng buồn ngủ ngày, trong đó có 44,6% buồn ngủ ngày thường xuyên. Tình trạng mất ngủ của sinh viên liên quan đến các yếu tố căng thẳng (OR = 2,10; p = 0,01), áp lực học tập (OR = 1,64; p = 0,002), sức khỏe (OR = 1,31; p = 0,016), tình cảm nam nữ (OR = 1,24; p = 0,02) và uống cà phê (OR = 1,62; p = 0,02). Kết luận: Ti lệ mất ngủ ở sinh viên Y khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là 64,3%. Thời gian ngủ trung bình của sinh viên là 6,64 giờ (± 1,38) và 91,4% sinh viên có tình trạng buồn ngủ ngày. Yếu tố căng thằng, áp lực học tập, sức khỏe, tình cảm nam nữ và uống cà phê là các yếu tố liên quan. Abstract Background: Insomnia is a common problem seen in the general population, which has many causes of insomnia. Medical students are a community with high rates of insomnia, which varies according to numerous studies. Objectives: To identify the prevalence and relative factors of Insomnia in medical students at Pham Ngoc Thach University of Medicine. Methods: Descriptive cross-sectional study. The study subjects were students from the first to sixth year studying at Pham Ngoc Thach University of Medicine, the incidence of insomnia was determined using the ISI (Insomnia Severity Index) questionnaire. Results: Among 479 cases studied, the prevalence of insomnia was 64.3%. The average sleep time of students is 6.64 hours (± 1.38) and 91.4% of students have daytime sleepiness, of which 44.6% have frequent daytime sleepiness. Relative factors were stress factors (OR = 2.10; p = 0.01), study pressure (OR = 1.64; p = 0.002), health (OR = 1.31; p = 0.016), male-female affection (OR = 1.24; p = 0.02) and coffee consumption (OR = 1.62; p = 0.02). Conclusion: In this study, the prevalence of insomnia in medical students at Pham Ngoc Thach University of Medicine was 64.3%. The average sleep time of students was 6.64 hours (± 1.38) and 91.4% of students have daytime sleepiness. Stress, academic pressure, health, male and female relationships, and coffee consumption were related factors. DOI: 10.59715/pntjmp.3.3.10
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!