Thực trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh ở bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh

Tác giả: Phúc Anh
Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Xác định các loại nhiễm khuẩn thường gặp ở bệnh nhân ung thư, các tác nhân gây bệnh liên quan và xu hướng đề kháng kháng sinh.

Phí Download:
Miễn phí

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại BVUB. Các kết quả cấy vi sinh dương tính của bệnh nhân ung thư trong quá trình thăm khám, điều trị tại bệnh viện từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2021 được thu thập và đưa vào phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, sử dụng phần mềm Epidata và Stata để quản lý và phân tích dữ liệu. Kết quả: Trong vòng 5 năm (2017-2021), BVUB ghi nhận tổng số 7.119 mẫu cấy vi sinh và tỷ lệ cấy dương tính chiếm 48,1% (3422 mẫu). Trong các mẫu cấy dương tính, vi khuẩn gram dương chiếm 44%, vi khuẩn gram âm chiếm 54%, và nấm chiếm 2%. Nhiễm khuẩn da/mô mềm và nhiễm khuẩn vết mổ chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại nhiễm khuẩn (67,5%), tỷ lệ nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa lần lượt là 18,3%, 5,9%, 6,4% và 1,8%. Các loại vi khuẩn thường gặp tại bệnh viện: Staphylococcus aureus (22,7%), Escherichia coli (18,5%), Klebsiella sp. (15,1%), Staphylococcus coagulase âm (14,6%) và Pseudomonas aeruginosa (12,9%). Đối với các vi khuẩn đa kháng, tỷ lệ MRSA tăng từ 5,9% (năm 2017) lên 67,1% (năm 2021), vi khuẩn E. coli sinh men ESBL tăng từ 16,8% (năm 2018) lên 60,6% (năm 2021) và Klebsiella sp. sinh men ESBL tăng từ 6,3% (năm 2018) lên 47,5% (năm 2021). Tỷ lệ đề kháng một số loại kháng sinh đang được sử dụng tại bệnh viện có xu hướng tăng lên như sau: Amoxicillin + Acid Clavulanic có tỷ lệ đề kháng tăng từ 49% (năm 2017) lên 71% (năm 2021); Ceftazidime: 43,6% (2017) lên 53,4% (2021); Cefepime: 40,7% (2017) lên 50% (2021); Ciprofloxacin: 29,3% (2017) lên 34,6% (2021); Colistin: 0,9% (2017) lên 13,7% (2021); Levofloxacin: 31% (2017) lên 35,1% (2021). Tỷ lệ kháng Vancomycin trong năm 2017 là 1,51%, các năm tiếp theo chưa ghi nhận các trường hợp kháng với Vancomycin. Kết luận: Tỷ lệ phân lập các vi khuẩn đa kháng thuốc và thực trạng đề kháng kháng sinh tại bệnh viện có xu hướng tăng dần mỗi năm. Cần có sự phối hợp tốt giữa bác sĩ lâm sàng, dược lâm sàng, vi sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn để thúc đẩy các hoạt động can thiệp giúp phòng ngừa và kiểm soát tình trạng kháng kháng sinh ở bệnh nhân ung thư.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!