Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt của học sinh 12-18 tuổi có hồng cầu nhỏ tại Sơn Động, Bắc Giang năm 2024

Tác giả: Phúc Anh
Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Thực trạng thiếu máu thiếu sắt ở học sinh phổ thông 12-18 tuổi có hồng cầu nhỏ tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.

Phí Download:
Miễn phí

Nhận xét một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt hồng cầu nhỏ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2497 học sinh THCS và THPT huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang. Kết quả: Qua nghiên cứu 2497 học sinh tuổi 12-18 tuổi, có 23,2 % thiếu máu, 29,4 % thiếu sắt,12,9 % thiếu máu thiếu sắt. Trong đó Nữ giới bị thiếu máu thiếu sắt nhiều hơn nam giới với tỷ lệ 57,6% và chủ yếu là các trường hợp thiếu sắt nặng (81%). Trong các trường hợp thiếu sắt thì có tới 73% các trường hợp thiếu sắt chưa loại trừ mang gen Alpha Thalassemia, 22,2% trường hợp có mang gen Beta Thalassemia và 4,8% có mang gen huyết sắc tố E kèm theo. Các yếu tố liên quan: Dân tộc Nùng thiếu máu thiếu sắt chiếm tỷ lệ cao nhất,cha mẹ là cán bộ tỷ lệ thấp hơn các đối tượng khác. Kết luận: 1) Tỉ lệ học sinh có thiếu sắt là 29.4 % chủ yếu là từ 13-16 tuổi. Tỉ lệ thiếu máu ở nhóm thiếu sắt nặng là 65,65% và nhóm thiếu sắt nhẹ là 39,75%. 2) Các dân tộc có tỉ lệ thiếu sắt cao là Hoa (36%),Nùng (34%), Cao Lan (29,3%), Sán Chay (31,8%), Tày (25,2%) và Kinh (29,5%). Nữ giới bị thiếu máu thiếu sắt nhiều hơn nam giới và chủ yếu là các trường hợp thiếu sắt nặng (81%).

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!