Thực trạng lo âu, trầm cảm của người bệnh ung thư vútại Khoa Nội 5 bệnh viện K cơ sở Tân Triều Hà Nội

Tác giả: Phạm Tấn Phúc
Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng lo âu, trầm cảm của bệnh nhân ung thư vú và phân tích một số yếu tố liên quan tại khoa Nội 5 Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

Phí Download:
Miễn phí

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 373 bệnh nhân ung thư vú đang điều trị tại Khoa Nội 5 Bệnh viện K cơ sở Tân Triều sử dụng bộ công cụ HADS (Hospital Anxiety and Depression Scale) để đánh giá mức độ lo âu và trầm cảm, sử dụng hồi quy logistic để đo lường mối liên quan giữa một số đặc điểm và tình trạng lo âu, trầm cảm. Kết quả: Có 56,3% bệnh nhân ung thư vú có rối loạn lo âu thực sự, 56,0% bệnh nhân ung thư vú có tình trạng trầm cảm thực sự và 41,6% bệnh nhân ung thư vú vừa có rối loạn lo âu và vừa có rối loạn trầm cảm thực sự. Những yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn lo âu là nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, sử dụng bảo hiểm y tế để điều trị ung thư, thời gian được chẩn đoán bệnh, số phương pháp điều trị đang được nhận và tình trạng trầm cảm. Những yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn trầm cảm là nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân và tình trạng lo âu. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú mắc rối loạn lo âu và trầm cảm ở mức cao, cần quan tâm và đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho những bệnh nhân ung thư vú có nhu cầu cả trong và sau quá trình điều trị

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!