Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng, thực hiện trên 416 sinh viên điều dưỡng đang học tại Trường đại học Y Dược Thái Bình. Kết quả: Nghiên cứu định lượng: Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, bình thường và thừa cân - béo phì lần lượt là 30,1%; 64,1% và 5,8%. Sinh viên thừa cân - béo phì sống trong khu vực thành thị cao hơn so với nông thôn với OR (95% CI): 10,7 (4,3 - 2,7). Có mối liên quan giữa tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và tình trạng thừa cân - béo phì với nơi ở hiện tại với OR (95% CI) lần lượt là 3,7 (1,6 - 8,6) và 4,6 (1,8 - 11,6). Có sự khác biệt về tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn của nhóm ở cùng gia đình và ở trọ với OR (95% CI) là 4,5 (1,8 - 11,2). Có sự khác biệt về tỷ lệ thừa cân - béo phì của nhóm ăn cùng gia đình và ăn ở quán với OR (95% CI) là 3,7 (1,3 - 10,6). Nghiên cứu định tính: “Tình trạng dinh dưỡng hiện tại của em là thừa cân. Nguyên nhân là thường ăn các đồ ăn nhanh, nước ngọt…” (phỏng vấn sinh viên nam thừa cân). “Ngoài các bữa chính ăn cùng gia đình, nhiều hôm em cũng ăn vặt cùng nhóm bạn trong lớp” (phỏng vấn sinh viên nữ thừa cân). “Những hôm đi học về muộn cảm thấy mệt mỏi hoặc cuối tháng thiếu kinh phí sinh hoạt em sẽ bỏ 1 vài bữa trong ngày” (phỏng vấn sinh viên nữ thiếu cân). Kết luận: Sinh viên điều dưỡng Trường đại học Y Dược Thái Bình có tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễnlà 30,1%; Thừa cân - béo phì là 5,8%. Có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của sinh viên với nơi ăn và nơi ở
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!