Đối tượng phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư và có chỉ định điều trị hoá chất tại khoa Phụ ung thư, bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 05/12/2023 đến 29/02/2024. Kết quả: Tổng cộng 127 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, tương ứng với 286 chu kỳ hoá chất. Trong đó có 73 bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng, chiếm 57,5% và 46 bệnh nhân u nguyên bào nuôi, chiếm 36,2%. Ở giai đoạn cấp và muộn, phác đồ hóa trị có nguy cơ CINV cao và trung bình có tỷ lệ tương ứng là 50,7% và 14,7%; và 38,8% và 14,7%. Trong số 286 chu kỳ, tỷ lệ số chu kỳ được kê đơn dự phòng nôn và buồn nôn ở giai đoạn cấp và muộn lần lượt là 72,0% và 56,5%. Phác đồ dự phòng CINV không được cá thể theo nguy cơ CINV của phác đồ hóa trị, chủ yếu là phối hợp hai thuốc gồm 1 thuốc kháng thụ thể 5-HT3 và corticosteroids, tỷ lệ phù hợp về phác đồ lần lượt là 28,3% và 38,1% ở giai đoạn dự phòng cấp và muộn. Các vấn đề kê đơn thuốc dự phòng CINV chưa phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế chủ yếu là: thiếu thuốc và thiếu liều dùng với phác đồ nguy cơ cao, thừa thuốc với phác đồ nguy cơ thấp. Kết luận: Thực trạng kê đơn dự phòng biến cố CINV trong thực hành lâm sàng còn chưa được cá thể hoá theo nguy cơ của phác đồ hoá trị liệu. Tiếp tục thực hiện các đánh giá mối liên quan của việc dự phòng với biến cố CINV để có căn cứ xây dựng các can thiệp phù hợp nhằm quản lý biến cố CINV.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!