Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả ở 121 người bệnh được ghép gan từ người cho sống, tại Bệnh viện 108, từ tháng 1/2020 đến tháng 3/2023. Các xét nghiệm được khảo sát: số lượng tiểu cầu (SLTC), tỉ lệ prothrombin (PT%), tỉ lệ chuẩn hóa quốc tế INR, tỉ số thromboplastin từng phần hoạt hóa (rAPTT), Fibrinogen, một số chất kháng đông sinh lý như Antithrombin III (ATIII), Protein S (PS), Protein C (PC) và yếu tố đông máu (VIII, V, VII). Kết quả xét nghiệm được thu thập ở các thời điểm: trước ghép, không gan, tái tưới máu và các thời điểm sau ghép gan. Kết quả: Trong quá trình ghép gan, các rối loạn cầm đông máu rõ rệt nhất được quan sát thấy là: giảm SLTC (95 G/L), rAPTT kéo dài (r: 3,52); tăng INR (1,65 ± 0,36); giảm PT% (55,9 ± 15,9%) và fibrinogen (1,64 ± 0,51 G/L); giảm ATIII (28%), PC (29,5%), PS (44,6%), yếu tố V (38,4%) và VII (23,7%). Theo dõi thêm một số thời điểm sau ghép, SLTC tiếp tục giảm ở các ngày sau ghép và có xu hướng tăng dần từ ngày 4, ngày 5; rAPTT bình thường hóa ở ngày 1; PT% và INR đạt giá trị bình thường ở ngày 5; Fibrinogen vẫn trong giới hạn bình thường ở ngày 1, ngày 2 và giảm dần ở ngày 4, ngày 5. Nồng độ yếu tố VIII luôn tăng trong quá trình ghép gan và trở về giá trị bình thường ngay sau ghép. Nồng độ các yếu tố đông máu V, VII tăng dần và trở về giá trị bình thường ở ngày 4. Các chất kháng đông AT III, PS, PC tăng dần sau ghép. Kết luận: Theo dõi đầy đủ những thay đổi của hệ thống cầm đông máu đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình trạng rối loạn huyết động, nhằm sử dụng tối ưu các chế phẩm máu trong quá trình ghép gan từ người cho sống cũng như điều trị dự phòng huyết khối sau phẫu thuật.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!