Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân phản vệ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội từ năm 2021 đến 2024

Tác giả: Phạm Tấn Phúc
Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và kết quả điều trị ở những bệnh nhân phản vệ.

Phí Download:
Miễn phí

Phương pháp nghiên cứu: quan sát mô tả. Kết quả: 99 bệnh nhân phản vệ gồm 40 nam (40,40%); 59 nữ (59,60%) với tuổi trung bình 37,23 ± 14,45. Lâm sàng hay gặp nhất là biểu hiện da: 20,20% đỏ da, 67,67% ban sẩn ngứa, 35,35% phù mặt, mắt hoặc môi; hô hấp: 33,33% cảm giác khó thở, 8,08% rít thanh quản; tiêu hóa: 22,22% đau bụng, 8,08% đi ngoài phân lỏng, 17,17% nôn hoặc buồn nôn; tim mạch: 14% đau ngực hoặc hồi hộp trống ngực, 19,19% tụt huyết áp, 12,12% tăng huyết áp, 33,33% mạch nhanh và 7,07% hoa mắt chóng mặt. Các mức độ phản vệ: 19,19% độ I; 53,54% độ II và 27,27% độ III. Nguyên nhân phản vệ: 45,46% do thuốc, 10,10% do côn trùng; 34,34% do thức ăn, 10,10% chưa rõ dị nguyên. Khoa điều trị: 38,38% tại ICU; 15,15% nội CSGN; 46,47% tại nội tổng hợp. Cận lâm sàng: giá trị IgE trung bình 299,61 ±344,59 (UI/ml); lactate 4,14± 2,80 (mmol/l); hematocrit 0,42±0,06 (L/L); creatinin 73,65± 25,02 (mcmol/l). Toan chuyển hóa xuất hiện ở 18 (62,07%) trong số 29 ca được làm khí máu động mạch. Điều trị: Adrenalin được tiêm bắp ở 71,71% ,và được duy trì tĩnh mạch ở 15,15% bệnh nhân, 26,26% thở oxy, 2 ca (2,02%) cần đặt nội khí quản, thở máy. Số giờ nằm viện trung bình 39,93 ± 38,27 giờ. 84,85% bệnh nhân ra viện hết triệu chứng, 14,14% còn các triệu chứng nhẹ như phù mi mắt, đỏ da, ban sẩn ngứa và 01 ca (1,01%) còn tụt huyết áp, duy trì vận mạch, thở máy, gia đình xin chuyển viện điều trị.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!