(2) Khảo sát các yếu tố liên quan đến diễn tiến dai dẳng ở trẻ mắc GTCMD. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu theo dõi dọc Đối tượng: 124 bệnh nhi GTCMD mới chẩn đoán nhập viện tại khoa Sốt xuất huyết – Huyết học BVNĐ1, từ tháng 1/2024 đến tháng 7/2024. Kết quả: Tỷ lệ kháng thể kháng tiểu cầu (KTKTC) dương tính là 40% (n=73). Trong số đó, hiện diện đơn thuần isotype IgM là chủ yếu (52%), tiếp đến là hiện diện cả 3 isotype với 24%, 7% chỉ có IgA hoặc IgG hoặc IgA và IgM, 3% có IgM và IgG. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa có kháng thể kháng tiểu cầu loại IgG hay IgA và mức độ xuất huyết. Sau 3 tháng theo dõi, tỷ lệ bệnh diễn tiến dai dẳng là 32% (n=96). Các yếu tố liên quan đến diễn tiến dai dẳng bao gồm: số lượng tiểu cầu tại các thời điểm 72 giờ, 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần sau điều trị; phương pháp điều trị lúc nhập viện. Kết luận: Tỷ lệ KTKTC dương tính là 40%, chủ yếu là isotype IgM. Tỷ lệ GTCMD dai dẳng là 32%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự hiện diện của kháng thể kháng tiểu cầu IgG hoặc IgA và mức độ xuất huyết. Các yếu tố liên quan đến diễn tiến bệnh dai dẳng bao gồm số lượng tiểu cầu tại các thời điểm 72 giờ, 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần sau điều trị và phương pháp điều trị ban đầu.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!