Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn của nhân viên y tế trước và sau can thiệp. 2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn sau can thiệp. Phương pháp, thiết kế: Chọn mẫu toàn bộ với thiết kế nghiên cứu lượng giá trước sau chương trình can thiệp. Kết quả: Nhân viên y tế đạt kiến thức phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn từ 47,2% lên 90,6%. Nhân viên y tế đạt thực hành phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn từ 27,6% lên 79,5%. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra cả trước và sau can thiệp đều cho thấy: những nhân viên y tế có thâm niên công tác < 5 năm thì trong quá trình làm các thủ thuật dễ bị tổn thương do vật sắc nhọn cao hơn so với nhân viên y tế thâm niên công tác ≥ 5 năm (p = 0,032), đào tạo: nhân viên y tế chưa được đào tạo trong năm vừa qua thực hành phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn kém hơn so nhân viên y tế đã được đào tạo với (p = 0,024), kiến thức: nhân viên y tế chưa đạt về kiến thức sẽ thực hành kém hơn nhân viên y tế có kiến thức đạt về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn (p<0,001). Các yếu tố: sự đầy đủ dụng cụ, bảng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, phạt, thưởng cũng ảnh hưởng đến sự tuân thủ thực hành phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn. Kết luận: Sau can thiệp nhân viên y tế đạt kiến thức phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn từ 47,2% lên 90,6%. Nhân viên y tế đạt thực hành phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn từ 27,6% lên 79,5%. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn: Kiến thức nhân viên y tế, Đào tạo, Thâm niên.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!