Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, đánh giá trước và sau điều trị trên 30 bệnh nhân do nhồi máu có giảm chức năng chi trên bên bị liệt được điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 9 năm 2024. Kết quả: Giới tính nữ có mức độ cải thiện cao hơn giới tính nam ở thời điểm sau 4 tuần với thang điểm ARAT. Đối với nhóm tuổi, nhóm trên 65 tuổi, có mức độ cải thiện điểm FMA-UE kém hơn so với nhóm dưới 50 tuổi (p<0,05). Nhóm có rối loạn cảm giác chi có mức điểm FMA thấp hơn nhóm không rối cảm giác chi với số điểm lần lượt là 7,7 và 11,3. Tương tự, nhóm có rối loạn cảm giác chi có mức điểm ARAT thấp hơn nhóm không rối cảm giác chi với số điểm lần lượt là 5,3 và 8,6 (p<0,05). Tuy nhiên chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa về đặc điểm tay bên liệt và thời gian bị đột quỵ đối với mức độ cải thiện điểm FMA-UE và ARAT (p>0,05). Kết luận: Giới tính nữ, bệnh nhân trẻ dưới 50 tuổi có mức độ cải thiện cao hơn giới tính nam và nhóm trên 65 tuổi. Nhóm có rối loạn cảm giác ở ở chi có mức cải thiện thấp hơn nhóm không rối cảm giác ở chi, trong khi chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa của đặc điểm tay bên liệt và thời gian bị đột quỵ đối về mức độ cải thiện.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!