Bước đầu đánh giá kết quả đo chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân – cánh tay tại khoa tim mạch Bệnh viện Hữu Nghị

Tác giả: Phạm Tấn Phúc
Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Đặt vấn đề: Trên thế giới, bệnh động mạch chi dưới là bệnh lý có tỉ lệ mắc ngày càng tăng.

Phí Download:
Miễn phí

Tuy nhiên, triệu chứng bệnh thường không điển hình, dễ bỏ sót. Đo chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân – cánh tay (ABI) là một kĩ thuật đơn giản, dễ dàng thực hiện nhưng lại có giá trị chẩn đoán cao, phù hợp để sàng lọc và chẩn đoán sớm bệnh động mạch chi dưới. Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm của các bệnh nhân được đo chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay (ABI) tại khoa tim mạch – Bệnh viện Hữu Nghị. Bước đầu đánh giá kết quả chỉ số ABI của bệnh nhân được thực hiện tại khoa tim mạch – Bệnh viện Hữu Nghị. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Nghiên cứu gồm 242 bệnh nhân (BN). Tuổi trung bình (TB): 78.4± 8.0. Có 32 BN hẹp động mạch chân trái và 32 bệnh nhân hẹp động mạch chân phải (13.2%). Có 16 BN hẹp động mạch cả 2 chân (3.25%), với tuổi TB: 84 ±6.2. Nhóm tuổi có tỉ lệ cao nhất: 88-89 tuổi (68.8%), nhóm tuổi 70-79 có tỉ lệ:12.5%. Tỉ lệ giới nữ: 37.5%, nam: 62.5%. Số BN mắc tăng huyết áp là 15 (93.4%), rối loạn chuyển hóa lipid là 12 (75%), đái tháo đường là: 4 (25%), hút thuốc lá: 6 (37.5%). Kết luận: Tỉ lệ có hẹp động mạch chi dưới trong nghiên cứu khá cao. Trong đó 3,25% hẹp động mạch cả 2 chân. Nhóm tuổi chủ yếu của bệnh nhân bị hẹp động mạch cả 2 chân theo ABI là 80-89 tuổi. Nhóm yếu tố nguy cơ chiếm tỉ lệ cao nhất trong nghiên cứu là tăng huyết áp.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!